CAN THO CITY DEPARTMENT OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
ĐHQG TPHCM chế tạo các sản phẩm phòng, chống Covid-19
Không chỉ các nhà khoa học mà cả các sinh viên tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TP.HCM) đã nỗ lực tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu, cũng như phát triển các sản phẩm công nghệ cao nhằm giúp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu:

PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc (trưởng khoa Cơ khí) ở giữa và TS Nguyễn Thanh Hải (trưởng Bộ môn Thiết bị và Công nghệ vật liệu cơ khí) bên phải của trường Đại học Bách khoa TP.HCM bên máy tạo thân khẩu trang y tế. Ảnh: Cơ khí Bách Khoa

Công nghệ sản xuất protein giúp xét nghiệm nhanh Covid-19

Vượt qua 2000 dự án từ 79 quốc gia, dự án sản xuất protein từ vi khuẩn E.Coli trong phòng thí nghiệm của một nhóm sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) đã nhận được tài trợ của Agence Universitaire de La Francophonie (AUF) – một cộng đồng gồm các trường đại học đào tạo bằng tiếng Pháp.

Đầu tiên, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thụy Vy – trưởng bộ môn di truyền (khoa Sinh học và Công nghệ Sinh học, trường ĐH Khoa học và Tự nhiên), họ đã phối hợp với một công ty trong ngành công nghệ sinh học để thực hiện dự án.

Nghiên cứu bắt nguồn từ việc nhiều ca dương tính không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, đòi hỏi ngành y tế các nước phải có các biện pháp sàng lọc nhanh chóng. Chính vì vậy, để phát hiện bệnh, nhiều quốc gia sử dụng cách xét nghiệm kháng thể. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng, dễ triển khai trên diện rộng và có độ chính xác cao. Tuy nhiên, Việt Nam không có nhà cung cấp kháng nguyên protein virus SARS-CoV-2, điều này gây khó khăn cho các công ty trong việc sản xuất bộ xét nghiệm kháng thể. “Chúng tôi sử dụng công nghệ sản xuất protein từ vi khuẩn E.Coli với chi phí thấp. Trên thế giới, hầu hết protein được sản xuất từ mô động vật”, TS Nguyễn Thúy Vy chia sẻ. Chị và hai sinh viên là Lê Trần Đăng Khôi và Võ Hồ Mỹ Phúc bắt đầu tiến hành nghiên cứu từ tháng sáu với sự tài trợ từ AUF, và cuối cùng họ đã có được thành phẩm trong vòng ba tháng.

“Dự án không chỉ góp phần giúp ngăn ngừa Covid-19 mà còn khuyến khích cho các sinh viên khác cùng tham gia nghiên cứu khoa học. Nhờ sản phẩm này, quá trình xét nghiệm Covid-19 sẽ cho ra kết quả nhanh chóng, chính xác với giá thành phải chăng”.

Buồng khử khuẩn di động

Phòng thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia về Kỹ thuật Hệ thống và Điều khiển Kỹ thuật số (DCSELab) thuộc trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM đã phối hợp với Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Thanh thiếu niên để chế tạo một buồng khử khuẩn di động. Với các cảm biến giúp phát hiện và tự động phun khi có người bước vào, đèn tín hiệu và máy phun siêu âm 360 độ không gây ướt, buồng sử dụng dung dịch anolyte và các công nghệ khử khuẩn bằng tia cực tím, ozone và nhiệt để giúp khử khuẩn toàn bộ cơ thể. Buồng đã được đưa vào sử dụng tại một số bệnh viện trong thành phố kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Các nhà khoa học thuộc DCSELab còn tạo ra một buồng tự động để khử khuẩn và lấy mẫu từ bệnh nhân mà không cần tiếp xúc. Buồng sẽ tự động khử khuẩn trước khi người tiếp theo vào để lấy mẫu. Buồng ứng dụng công nghệ dao động siêu âm lên đến 113 kHz, các màng gốm áp điện xé tan liên kết giữa các hạt dung dịch thành kích thước cỡ 10 nm, sau đó đẩy chúng bay lên và bao phủ 360 độ trên chủ thể trong buồng nhanh chóng. Công nghệ diệt khuẩn bằng đèn tia cực tím khiến các vi khuẩn, virus và động vật nguyên sinh tiếp xúc với bước sóng diệt khuẩn của ánh sáng tia cực tím và không thể sinh sản, phát triển được. Mặc dù nhóm nghiên cứu sử dụng công nghệ khử khuẩn bằng tia cực tím, nhưng các tia UV không trực tiếp chạm vào cơ thể người, và do đó không gây hại cho cán bộ y tế hoặc bệnh nhân. Hơn nữa, công nghệ lọc HEPA kết hợp với tia UV giúp tiêu diệt hoàn toàn virus và vi khuẩn còn sót lại trong không khí sau khi đã bị hút ra khỏi buồng.

DCSELab còn chế tạo một máy thở đơn giản hoạt động trên nguyên tắc tự động ép và thả túi Ambu để đưa dòng không khí vào phổi của bệnh nhân tương ứng với hai pha hít vào và thở ra. Sau nhiều lần chỉnh sửa và nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Đại học Y dược TP.HCM, nhóm nghiên cứu đang dần hoàn thiện sản phẩm.

Mặt nạ dẫn khí lọc vi khuẩn dành cho nhân viên y tế

Một trường đại học thành viên khác của ĐHQG TP.HCM là trường Đại học Bách khoa cũng đã cải tiến hàng chục sản phẩm hữu ích, tiện lợi liên quan đến phòng, chống Covid-19 cho cộng đồng. Tiêu biểu trong số đó là loại mặt nạ dành cho các nhân viên y tế, do nhóm nghiên cứu tại khoa Công nghệ vật liệu chế tạo, có thể sử dụng trong nhiều giờ liên tục.

PGS.TS Huỳnh Đại Phú, trưởng khoa, cho biết khi Covid-19 bùng phát, một vấn đề cấp bách mà chúng ta phải đối mặt là tình trạng thiếu vật tư trang thiết bị y tế. Nhân viên y tế phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao do làm việc nhiều giờ trong môi trường không có buồng áp suất âm. Đối với họ, việc sử dụng quần áo phòng ngừa, kính bảo hộ và mặt nạ là vô cùng quan trọng nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus, và nhóm của ông đã chế tạo ra những thiết bị mặt nạ dẫn khí có màng lọc vi khuẩn và không khí nhằm tránh khả năng lây nhiễm, ông Phú chia sẻ.

Thiết bị gồm có ba bộ phận được thiết kế để cung cấp khí vào có thể kết nối với màng lọc khuẩn, không khí trước khi vào mặt nạ sẽ được lọc sạch bảo đảm việc tránh nhiễm chéo. Lưu lượng khí được cấp đủ cho phép y, bác sĩ mang thiết bị này trong nhiều giờ. Mặt nạ này khắc phục được một số khuyết điểm của mặt nạ mũi miệng trong mùa dịch bệnh. Thêm vào đó, loại mặt nạ này còn được làm bằng polymer phân hủy sinh học thân thiện với môi trường. Với những ưu điểm trên, hiện sản phẩm đã được đưa vào sử dụng tại Bệnh viện Trưng Vương.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc (trưởng khoa Cơ khí) và TS Nguyễn Thanh Hải (chủ nhiệm Bộ môn Thiết bị và Công nghệ vật liệu cơ khí) của trường Đại học Bách khoa, còn chế tạo hệ thống máy sản xuất tự động khẩu trang y tế từ vải kháng khuẩn. Hệ thống sẽ tự động tạo thân khẩu trang y tế (phần xếp ly hình chữ nhật) và hàn quai siêu âm đơn điểm. Năng suất một máy tự động tạo thân có thể đạt tối đa 90 cái/phút, trong khi năng suất máy hàn quai siêu âm đơn điểm chỉ đạt 15 cái/phút. Do đó, để đảm bảo năng suất đồng bộ, một máy tạo thân sẽ đi kèm với sáu máy hàn quai siêu âm. Trong thiết kế này, khẩu trang y tế từ 3 đến 5 lớp đều có thể tạo ra được tùy vào số cuộn vải đưa vào. Một trong các lớp vải này là lớp vải lọc hay còn gọi là vải kháng khuẩn. Ưu điểm vượt trội của thiết kế này chính là chỉ sử dụng một hệ siêu âm, so với các thiết kế trước đây phải sử dụng đến hai hệ siêu âm tần số 20kHz.

Ngoài ra, các giảng viên và sinh viên của trường còn chế tạo kính chắn giọt bắn, aerosol từ bệnh nhân bằng cách sử dụng công nghệ in 3D; gel sát khuẩn, xịt sát khuẩn, nước rửa tay phòng chống Covid-19 dành cho cán bộ và sinh viên của trường.

PGS.TS Mai Thanh Phong, hiệu trưởng nhà trường, cho biết, thông qua việc nỗ lực tạo ra các sản phẩm phòng, chống Covid-19, sinh viên, giảng viên và các nhà nghiên cứu của trường hy vọng sẽ đóng góp khả năng và sức lực của mình vào công cuộc phòng chống đại dịch của đất nước.

Hà Trang tổng hợp

www.khoahocphattrien.vn (ctngoc)
Most viewed news

Launching the "Make in Viet Nam" blockchain network: A strategic step to master the national digital infrastructure

On May 6, 2025, 1Matrix Company, a member of the Techcombank - One Mount Group - Masterise Group - Techcom Securities ecosystem and a member of the Vietnam Blockchain Association (VBA), officially launched the Blockchain Layer 1 network "Make in Vietnam" at an event, attended by state leaders, business partners and the international technology community.

Comprehensive AI application: The journey of continuous innovation at Rang Dong

Deputy General Director Nguyen Doan Ket said that Rang Dong will focus on developing its science and technology capacity and innovation through interdisciplinary plans, expanding its mastery of core, strategic and advantageous technologies to become a complex of applied research and technology transfer.

Directing blockchain technologies to public administration applications

Blockchain technology is considered by experts to be one of the important foundations for the digital transformation process. With its decentralized nature, blockchain is suitable for application in verifying the correctness of data, making information transparent, and making data communication easier between actors in the software ecosystem.

Ho Chi Minh City Department of Science and Technology trainined on using GenAI and ChatGPT

GenAI can be applied to specific situations, such as building personal assistants; analyze and evaluate data, draw graphs; look up academic documents; planning and implementing programs and events; professional translator; Summarize and record meeting minutes.

Selection of science and technology project "Evaluation of intervention results and improvement of the quality of screening, diagnosis and intervention model for children with autism spectrum disorder in Can Tho city"

In the afternoon of May 9, 2025, Can Tho City Department of Science and Technology held a meeting of the Selection Council for organizations and individuals to preside over the scientific and technological project "Evaluating intervention results and improving the quality of screening, diagnosis and intervention models for children with autism spectrum disorders in Can Tho City." The project will be implemented by Can Tho Children's Hospital, which is a main implimentation unit of the study.

Selection of science and technology project: "Raising awareness, detecting and building an integrated intervention team at primary schools for children with developmental disorders in Can Tho city"

In the afternoon of May 9, 2025, Can Tho City Department of Science and Technology held a meeting of the Selection Council for organizations and individuals to preside over the scientific and technological prroject: "Raising awareness, detecting and building an integrated intervention team at primary schools for children with developmental disorders in Can Tho City." The project will be carried out by PhD.MSc.Dr. Tran Thien Thang, and implemented by Can Tho University of Medicine and Pharmacy.

Conference of civil servants, public employees and workers of the Department of Science and Technology in 2025

In the afternoon of April 25, 2025, Can Tho City Department of Science and Technology held a conference for cadres, civil servants, public employees and workers to summarize the results achieved in 2024 and set out directions and tasks for 2025.

Research on improving honey bee breeding techniques and developing a honey bee brand in Can Tho City

On April 26, 2025, Can Tho City Department of Science and Technology organized a Council to select organizations and individuals to implement a research project on improving the technique of raising and developing a honey bee brand in Can Tho City. The Council was presided by Mr. Tran Dong Phuong An - Deputy Director of Can Tho City Department of Science and Technology. The study will be carried out by Assoc. Prof. Dr. Lam Phuoc Thanh.

Design of an automatic system for transporting specimens, drugs and medical supplies at medical facilities in Can Tho city

In the afternoon of April 23, 2025, Can Tho City Department of Science and Technology held a meeting of the Selection Council for organizations and individuals to preside over the implementation of city-level scientific and technological research tasks on a project "Design of an automatic system for transporting specimens, drugs and medical supplies at medical facilities in Can Tho City."

Related news
CAN THO CITY DEPARTMENT OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

Copyright @ 2021 belongs to the Can Tho City Department of Science and Technology
Address: No. 02, Ly Thuong Kiet, Tan An Ward, Ninh Kieu District, Can Tho City
Phone: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Head of the Editorial Board: Ms. Tran Hoai Phuong - Deputy Director of the
Can Tho City Department of Science and Technology

Copyright © 2021 All rights reserved | This template is made by CASTI'1987