CAN THO CITY DEPARTMENT OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
Sản xuất chất keo tụ và bột màu từ bùn đỏ
Quy trình sản xuất chất keo tụ và bột màu từ bùn đỏ của PGS.TS Lê Thị Mai Hương không chỉ có thể giúp tận dụng được các thành phần hữu ích của bùn đỏ để sản xuất vật liệu mà còn góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

Khu thải bùn đỏ tại Nhà máy Sản xuất Alumin. Ảnh: kinhtemoitruong.vn

“Hiện nay, nước ta vẫn chỉ lưu giữ bùn đỏ tại hồ và không xử lý được. Trên thế giới, dù người ta cũng có tận dụng bùn để làm một số vật liệu xây dựng nhưng nói chung vẫn chỉ lưu giữ và có thể chôn lấp hoàn thổ mà thôi”, PGS.TS Lê Thị Mai Hương - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ xạ hiếm, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam - cho biết. Khó xử lý là vậy thế nhưng theo quy hoạch hiện nay về khai thác bauxite tại Tây Nguyên, nếu tính đến năm 2025 thì lượng bùn đỏ thải ra sẽ đạt 23 triệu tấn, sau 10 năm sẽ là 230 triệu tấn và sau 50 năm sẽ là 1,15 tỷ tấn, đặt ra nhiều vấn đề “đau đầu” về diện tích đất làm hồ cũng như chi phí lưu trữ bùn đỏ.

Bởi vậy, nhiều phương pháp nhằm tái sử dụng bùn đỏ như sản xuất chất keo tụ, chất hấp phụ, luyện gang thép hay làm vật liệu xây dựng của thế giới đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, các phương pháp này không giải quyết được triệt để vấn đề bởi chỉ làm ra một sản phẩm, “nếu sản xuất chất keo tụ thì họ sẽ lấy kiệt hết các thành phần nhôm và sắt, phần còn lại không hòa tách thì họ biến thành chất thải và đem đi chôn hoặc bỏ đi. Còn nếu để sản xuất bột màu hoặc chất hấp phụ thì họ sẽ rửa qua cho hết phần xút dư và một số tạp chất không cần thiết, phần còn lại thì mới làm chất hấp phụ”, PGS.TS Lê Thị Mai Hương giải thích.

Tuy nhiên, từ những kinh nghiệm nghiên cứu về hệ nhôm sắt, bà nhận thấy rằng những tạp chất chứa trong bùn đỏ như kiềm, khi hòa tách trong axit sẽ tạo ra các muối natri, muối canxi, không có hại nhiều mà thậm chí còn hỗ trợ hiệu quả hơn cho quá trình keo tụ. Thay vì bỏ đi như các phương pháp khác, bà băn khoăn câu hỏi: làm thế nào để có thể tận dụng được cùng lúc những thành phần này mà không làm phát sinh chất thải thứ phát như các phương pháp khác?

Do vậy trong quá trình nghiên cứu, khi xác định được nhôm và sắt - thành phần chính của bùn đỏ - cũng chính là thành phần trong dung dịch chất keo tụ để xử lý nước và chất hấp phụ để xử lý màu và kim loại nặng, PGS.TS Mai Hương đã nảy ra ý tưởng tìm một mức độ hòa tách hợp lý để phần pha rắn có thể dùng làm các chất hấp phụ hoặc nung lên làm bột màu, còn phần đã hòa tách ra trong pha lỏng thì vẫn dùng được để làm dung dịch chất keo tụ đa thành phần.

Thêm vào đó, do bùn đỏ ở nước ta có sẵn lợi thế không chứa phóng xạ và dễ tái chế hơn so với nhiều nước trên thế giới, bà tin rằng nếu tận dụng được tối đa các thành phần như vậy sẽ giúp sản xuất ra phèn và phèn nhôm ngay trong nước với giá thành rẻ hơn mà không cần phải nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc nữa.

Để thực hiện ý tưởng này, PGS.TS Hương đã hòa tách bùn đỏ bằng axit sulfuric có nồng độ từ 2 đến 5 mol/L ở nhiệt độ xấp xỉ 100°C, trong điều kiện khuấy trộn liên tục từ 2 đến 3 giờ. Nguyên liệu axit được chuẩn bị bằng cách hòa tan axit sulfuric đặc 98% trong nước và được lấy thiếu so với phương trình tỷ lượng từ 10 đến 30% tổng lượng nhôm và sắt có trong bùn đỏ. Nhiệt của phản ứng hòa tan axit sulfuric cũng sẽ được tận dụng để cấp nhiệt cho phản ứng hòa tách bùn đỏ.

Mấu chốt của phương pháp sản xuất này là phải xác định được một tỉ lệ hòa tách hợp lý nhằm tạo ra đồng thời nhiều sản phẩm trong cùng một quy trình, vậy nên việc kiểm soát kỹ các điều kiện của quá trình thực hiện đóng vai trò vô cùng quan trọng. “Có điều kiện hòa tách sẽ làm cho nhôm ra nhiều, có điều kiện lại làm cho sắt ra nhiều, nếu nhiều nhôm quá hoặc ít sắt quá thì cả keo tụ và pha rắn đều không hiệu quả”, PGS.TS Mai Hương cho biết và nói vui rằng, “người làm hóa cũng như người nấu ăn vậy, mình phải biết gia giảm các thứ và căn được đến độ nào thì vừa và “chín tới”, không được để chín quá”.

Sau khi hòa tách, toàn bộ hệ sau phản ứng sẽ được đưa vào máy lọc khung bản để thu hồi dung dịch muối và phần bã rắn. Phần bã sau đó sẽ được rửa bằng nước nóng ở nhiệt độ từ 70°C đến 90°C với tỷ lệ nước rửa từ 10 đến 20% khối lượng bã, lọc lại bằng máy lọc khung bản để thu được bã rắn và dung dịch sau lọc. Tiếp đó, phần dung dịch sẽ được bổ sung axit sulfuric đặc 98% để đạt tỷ lệ phản ứng với bùn đỏ và được tuần hoàn trở lại bước đầu tiên để hòa tách bùn đỏ, còn phần bã rắn được sấy khô ở nhiệt độ từ 110°C đến 140°C trong thời gian 6 giờ, sau đó được nung ở nhiệt độ từ 650°C đến 800°C trong thời gian 1 giờ bằng lò nung và được nghiền thành bột màu. Bên cạnh đó, một phần dung dịch muối sau hòa tách có thành phần chính là muối sulfat của nhôm và sắt sẽ được sử dụng trực tiếp làm chất keo tụ dạng lỏng, đồng thời được xử lý để làm chất keo tụ dạng rắn.

Với các bước được tính toán chi tiết như vậy, PGS.TS Mai Hương đã sử dụng được cả pha lỏng và pha rắn mà không làm phát sinh chất thải thứ phát. Không những vậy, dung dịch chất keo tụ đa thành phần sản xuất theo quy trình này còn có hàm lượng muối sulfat nhôm cao hơn; nâng cao được khả năng xử lý độ đục cũng như khả năng xử lý đồng thời COD hoặc Photphat. Bên cạnh đó, hàm lượng oxit sắt trong pha rắn cũng cao hơn, bề mặt riêng phát triển mạnh, giúp cho bột màu với thành phần chính là oxit sắt Fe2O3 có tính ưu việt hơn. Chưa kể đến do tái sử dụng được chất phế thải, các sản phẩm sản xuất từ bùn đỏ cũng sẽ có giá thành rẻ hơn so với sản phẩm ngoại nhập mà vẫn đảm bảo tốt tính năng, có thể ứng dụng được trong xử lý nước thải, nước cấp, sản xuất vật liệu xây dựng như gạch không nung, sơn chống gỉ và chất độn, v.v.

Để kiểm tra kết quả trong thực tế, bà đã thử nghiệm với 1 kg bùn đỏ ướt thải từ nhà máy Alumin Tân Rai, Tây Nguyên. Sau khi hòa tách bùn đỏ trong máy khuấy với 250ml dung dịch axit sulfuric đặc 98% và 500ml nước, ở nhiệt độ xấp xỉ 100°C trong thời gian 3 giờ, đồng thời thực hiện các bước lọc, rửa, tuần hoàn, sấy, nghiền theo thông số kỹ thuật phù hợp, kết quả thử nghiệm đã thu được sản phẩm là 200g bột màu, 200ml chất keo tụ dạng lỏng và 80g chất keo tụ dạng rắn từ 1 kg bùn đỏ ban đầu.

Mặc dù có tiềm năng đem lại hiệu quả cả về mặt kinh tế và môi trường, có thể góp phần xử lý vấn đề môi trường cho các khu khai thác bauxite ở Tây Nguyên như vậy nhưng theo PGS.TS Lê Thị Mai Hương, việc triển khai phương pháp này trong thực tế còn là cả một chặng đường dài, bởi riêng việc thử nghiệm quy trình sản xuất ở quy mô công nghiệp vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn do yêu cầu khá phức tạp về mặt thủ tục, giấy tờ trong việc tái sử dụng chất thải nguy hại. Bên cạnh đó, dù phương pháp này có thể giúp xử lý bùn đỏ, tuy nhiên cũng mới chỉ dừng ở việc giảm bớt được một phần nhỏ trong số hàng triệu tấn bùn thải ra hàng năm, “để xử lý được trên quy mô rộng hơn sẽ cần phải nghiên cứu hoặc phát triển thêm các phương pháp khác nữa”, PGS.TS Mai Hương cho biết.

Quy trình liên hoàn, khép kín để sản xuất chất keo tụ và bột màu từ bùn đỏ Tây Nguyên của PGS.TS Lê Thị Mai Hương đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ KH và CN) cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2-0001695, công bố ngày 25/5/2018.

Mỹ Hạnh (Bài viết hợp tác giữa Cục SHTT và KH&PT)

 

khoahocphattrien.vn (vtvanh)
Most viewed news

Vietnam and the United States strengthened cooperation in the field of digital technology industry

On March 21, in Hanoi, the Minister of Information and Communications (Ministry of Information and Communications) welcomed a business delegation of the United States - ASEAN Business Council (USABC) led by Mr. Ted Osius, President and General Director of USABC, former US Ambassador to Vietnam as Head of the delegation.

Regulations on shared database promote the digital government

The Ministry of Information and Communications is drafting a Decree regulating shared databases. The draft is being posted on the Ministry's e-portal to collect public comments from people and businesses.

The Ministry of Science and Technology accompanies investors in the microchip ecosystem

Minister of Science and Technology Huynh Thanh Dat said the above at the Opening Ceremony of Besi Manufacturing Factory limitted Company Vietnam (Netherlands) taking place on February 28, 2024 in Ho Chi Minh City.

Goods management system based on artificial intelligence technology

Mr. Vu Minh Duc, VSV Startup Research and Development Center (HCMC) and his colleagues have just successfully researched an automatic management system for drivers and freight trucks.

Preserving and developing performances of traditional musical instruments and amateur music associated with tourism development in Can Tho city

In order to select organizations and individuals to carry out the social science project "Preserving and developing performances of traditional musical instruments and amateur folk music associated with tourism development in Can Tho city", Can Tho City Department of Science and Technology had a council meeting in the afternoon of March 26, 2024. The Council was preside by Dr. Ngo Anh Tin - Director of the Can Tho City Department of Science and Technology. The study will be implemented by Dr. Tang Tan Loc. Tay Do University is an implementation unit.

Applying IoT technology in controlling the quality of circulating water in eel ponds by using a sludge-free technique

In order to select organizations and individuals to preside over the science and technology task at the city level, the science and technology project "Application of IoT technology in controlling water quality circulating in eel ponds by using sludge-free techniques", Can Tho City Department of Science and Technology had a council meeting in the afternoon of March 20, 2024. The Council is presided by Mr. Truong Hoang Phuong - Deputy Director of Can Tho City Department of Science and Technology.

Can Tho inspected the application of solutions to issue invoices and transmit data for petroleum businesses in the city

The work results show that, in general, basic stores comply well with legal regulations in petroleum business activities; Stores ensure to maintain enough gasoline and oil supply to the market, do not let gasoline business operations be interrupted, sell at the correct price and sales time as listed and registered with the Department of Industry and Trade. Regarding the implementation of Decree No. 123/2020/ND-CP on regulating the issuance of electronic invoices for each sale, petroleum businesses said they clearly understand the regulations. They have applied solutions to issue electronic invoices and transmit petroleum business data with each sale.

Research on the technological process of processing some products from abalone mushrooms

In the morning of March 19, 2024, Can Tho City Department of Science and Technology established a Council to evaluate the results of implementing science and technology tasks without using state budget on the project "Research on technological processes for processing some products from abalone mushrooms". The Council was presided by Dr. Ngo Anh Tin - Director of Can Tho City Department of Science and Technology. The study is carried out by Associate Professor, Dr. Tong Thi Anh Ngoc. Can Tho University is an implementing unit.

Activities celebrate International Women's Day March 8

On the occasion of the 114th anniversary of International Women's Day March 8 and the 1984 anniversary of the Hai Ba Trung Uprising, the Trade Union of Cantho City Department of Science and Technology Tho organized many commemorative activities.

Related news
CAN THO CITY DEPARTMENT OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

Copyright @ 2021 belongs to the Can Tho City Department of Science and Technology
Address: No. 02, Ly Thuong Kiet, Tan An Ward, Ninh Kieu District, Can Tho City
Phone: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Head of the Editorial Board: Ms. Tran Hoai Phuong - Deputy Director of the
Can Tho City Department of Science and Technology

Copyright © 2021 All rights reserved | This template is made by CASTI'1987